So sánh sản phẩm

Phân Loại Hệ Thống Thông Gió Điều Hòa

Mục đích và phân loại các hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió để làm gì? Và chúng có các loại nào? Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu hệ thống thông gió điều hòa và trả lời các câu hỏi trên.
Quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người trong không gian điều hoà thường sinh ra các chất độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các thông số khí hậu trong đó thayđổi. Mặt khác nồng độ ôxi cần thiết cho con người giảm, sinh ra mệt mỏi và ảnh hưởng lâu dài về sức khoẻ. Thống gió điều hòa sẽ giải quyết được những vấn đề trên. 
Thông gió là quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý.

1.  Mục đích của hệ thống thông gió

Thông gió có nhiều mục đích khác nhau tuỳ thuộc vào từng công trình và phạm vi nhất định bao gồm:

- Thải các chất độc hại trong phòng ra bên ngoài. Trong các không gian sinh hoạt chất độc hại phổ biến nhất là CO2.

- Cung cấp ôxi vào phòng.
- Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài.

- Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích của hệ thống thông gió là để khắc phục các sự cố như lan toả khí độc hoặc hoả hoạn.

2.  Phân loại các hệ thống thông gió

Căn cứ vào mục đích sử dụng và thực trạng công trình, Sen Việt sẽ tư vấn cho Quý khách hệ thống phù hợp nhất. Ngay sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu các hệ thống thông gió hiện nay.
2.1. Theo hướng chuyển động của gió

Người ta chia ra các loại sau:

-  Thông gió kiểu thổi: Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng nhờ chênh lệch cột áp. Nó có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết,nơi tập trung nhiều người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên giótràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các khu vực không mong muốn.

-  Thông gió kiểu hút: Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp. Nó có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là gió tuầnhoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào.

-  Thông gió kết hợp: Phương pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai kiểu cấp gió đó. Nhược điểm duy nhất là chi phí đầu tư cao hơn.

2.2. Theo động lực tạo ra thông gió

-  Thông gió tự nhiên: Là hiện tượng trao đổi không khí trong nhà và ngoài trời nhờ chênh lệch cột áp. Thường cột áp được tạo ra do chênh lệch nhiệt độ giữa bên ngoài và bên trong, dòng gió tạo nên

-  Thông gió cưỡng bức: Quá trình thông gió thực hiện bằng ngoại lực tức là sử dụng quạt.

2.3. Theo phương pháp tổ chức

-  Thông gió tổng thể : Thông gió tổng thể cho toàn bộ phòng hay công trình

-  Thông gió cục bộ: Thông gió cho một khu vực nhỏ đặc biệt trong phòng hay các phòng có sinh các chất độc hại lớn.

2.4. Theo mục đích

-  Thông gió bình thường : Mục đích của thông gió nhằm loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp ôxi cho sinh hoạt của con người.

-  Thông gió sự cố : Nhiều công trình có trang bị hệ thống thông gió nhằm khắc phục các sự cố xảy ra.

+ Đề phòng các tai nạn tràn hoá chất : Khi xảy ra các sự cố hệ thống thông gió hoạt động và thải khí độc đến những nơi định sẵn hoặc ra bên ngoài.

+ Khi xảy ra hoả hoạn : Để lửa không thâm nhập các cầu thang và cửa thoát hiểm, hệ thống thông gió hoạt động và tạo áp lực dương trên nhưng đoạn này để mọi người thoát hiểm dễ dàng.

Hệ thống thông gió sự cố chỉ hoạt động khi xảy ra sự cố.

Phân loại hệ thống thông gió

Tư vấn thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống thông gió chuyên nghiệp

Trên đây, Sen Việt đã giới thiệu đến Quý khách hệ thống thông gió nhằm thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý.
Mời Quý khách tham khảo các bài viết hay, hữu ích khác tại danh  mục "
Tư vấn giải pháp".
 
Tags:,

Tin cùng danh mục

Tin liên quan

Hotline
3.144.187.103
1